background

Khái toán trong xây dựng là gì? Cách tính khái toán dễ hiểu

Khi mới hình thành ý tưởng công trình, nhà thầu thường sử dụng dùng phương pháp khái toán cho giá trị công trình. Từ đó có thể dự đoán chi phí xây dựng sơ bộ cho các hoạt động của dự án. Vậy khái toán là gì? Dự toán công trình là gì? Tính khái toán có phải lập dự toán sơ bộ cho công trình không? Cùng Nhà Miền Tây tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Khái toán là gì

Trong xây dựng, khái toán là sự ước lượng tổng mức đầu tư của các dự án. Để tính tương đối được tổng mức đầu tư thì chủ nhà cần phải có thiết kế cơ sở. Hoặc tính toán dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu xây dựng và số liệu thống kê.

Sau nhiều công trình và thực hiện tổng kết chi tiết cuối công trình. Nhà thầu sẽ tìm ra hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Thông thường nhà thầu sẽ tính khái toán dựa vào giá xây dựng trên một diện tích.

Tuy nhiên đơn giá xây dựng ở nội thành và ngoại tỉnh không giống nhau. Các công trình thuộc tỉnh có cấu tạo địa chất yếu hơn. Nên đơn giá xây dựng sẽ tăng lên từ 20 – 30%. Chủ yếu tập trung vào phần gia cố móng.

Khái toán là gì? Đặc điểm của cách tính khái toán xây dựng

2. 4 điểm khác biệt của khái toán và dự toán

Có nhiều người dễ dàng nhầm lẫn giữa khái toán và dự toán. Tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau. Có 4 điểm khác biệt để so sánh đó là:

  1. Thời điểm xác định. Khái toán được xác định ngay từ đầu dự án, khi ý tưởng được hình thành. Còn dự toán xây dựng được xác định trong giai đoạn thực hiện các dự án.
  2. Nội dung thực hiện.
    a) Khái toán sẽ bao gồm 7 nội dung chi phí. Đó là: chi phí bồi thường, chi phí hỗ trợ và tái định cư, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí quản lý các dự án và một số chi phí khác.
    b) Dự toán xây dựng chỉ gồm 6 nội dung. Chi phí xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí thiết bị, chi phí quản lý các dự án và các chi phí dự phòng khác. 
  3. Yêu cầu về độ chính xác 
    a) Trong khái toán thì sẽ cho phép sai số là khoảng 20% so với giá trị thực của dự án.
    b) Đối với dự toán xây dựng thì dự toán thiết kế kỹ thuật sẽ có sai số là khoảng 10%.
  4. Đối tượng xác định
    a) Đối tượng xác định của khái toán là toàn bộ các chi phí về đầu tư xây dựng được xác định cho dự án thực hiện.
    b) Đối tượng xác định của dự toán xây dựng là những chi phí cần thiết, quan trọng để thi công công trình. 

3. Đặc điểm của cách tính khái toán

Tính khái toán giá trị xây dựng hiện chưa có công thức chuẩn xác mà chỉ dựa vào kinh nghiệm với đơn vị là giá/m2. Nhưng nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm, thống kê nên chắc chắn sẽ không chính xác. Thậm chí sai số rất lớn. Độ tin cậy của nó còn phần lớn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của mẫu thống kê.

Để tính khái toán được gần đúng thì nhà thầu phải dựa trên những công trình có hình dáng, chất lượng hoàn thiện tương đồng về kết cấu, địa chất, địa tầng. Thông thường, độ sai lệch của giá trị khái toán tính theo phương pháp trên khá cao. Có thể sai số hơn 10% và có trường hợp cá biệt lên đến 50%.

Nguyên nhân là vì hiện nay chưa có một đơn vị nào đứng ra tập hợp và phân tích số liệu này. Do đó các nhà thầu nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra số liệu đáng tin cậy. Đối với các công ty xây dựng uy tín lâu năm thì độ sai lệch sẽ thấp hơn. Do họ đã có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Diện tích xây dựng công trình được hiểu là diện tích của tầng trệt, các tầng lầu và ban công. Nếu là nhà mái ngói, các đơn vị thi công thường cộng thêm 30% – 50% đơn giá. Cụ thể là cộng thêm từ 800.000 – 1.500.000 đ cho một m2 mái ngói.

4. Cách tính khái toán trong xây dựng

Muốn tính giá thành cho các hoạt động xây dựng công trình thì công ty xây dựng cần lập dự toán chi tiết. Để có hồ sơ dự toán chính xác, công trình buộc phải hoàn thành công đoạn thiết kế chi tiết, bao gồm:

  • Hồ sơ khảo sát địa chất;
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu;
  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc;
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước;
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, camera bảo vệ, máy tính,…

Bộ phận nhân viên dự toán dựa vào bản vẽ thiết kế để tính dự toán chi tiết, cụ thể cho dự án công trình xây dựng. Dự toán công trình có 3 bảng gồm:

  • Bảng tiên đoán – dự đoán. Thể hiện khối lượng công việc, hạng mục phải tiến hành thực hiện của công trình một cách chính xác.
  • Bảng tổng hợp kinh phí vật tư. Chức năng của bảng là thống kê một cách chính xác về số lượng, đơn giá thị phần của các vật tư cần sử dụng trong quá trình thi công.
  • Bảng tổng hợp toàn bộ những kinh phí dự toán. Đây là bảng tổng hợp chi phí cho các phần như: Vật liệu, nhân công, giá bán, chí phí khác trong quá trình xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng với độ chính xác cao và sai số của nó chưa đến 5% cho quá trình định giá công trình.

Hy vọng với thông tin nhamientay.vn cung cấp bạn đã hiểu về khái toán, đặc điểm và cách tính khái toán. Từ đó có thể áp dụng vào các công trình thực tế.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 140 Đường số 3, Khu nhà ở cán bộ – giảng viên trường Đại học Cần Thơ, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0907 586 605 (Mr. Hoạt)0367 379 999 (Mr. Hoạt)

Website: nhamientay.vn

Facebook: www.facebook.com/xaydungnhamientay