background

15 Lưu ý vàng trước khi xây nhà

Nhiều gia chủ chưa có kinh nghiệm nên khi xây nhà luôn cảm thấy áp lực trước hàng tá việc. Nào là lên kế hoạch xây nhà, dự trù kinh phí, khảo sát vật tư, chọn nội thất… Vất vả nhất là khâu giấy tờ hành chính xin phép xây dựng.
Đến khi xây xong mới tá hỏa vì thiếu sót chỗ này, lãng phí chỗ kia! Nhưng tiền tỷ đã đổ ra không thu lại được. Để tránh hối hận muộn màng, xem ngay 15 LƯU Ý VÀNG KHI XÂY NHÀ do nhamientay.vn tổng hợp & chia sẻ nhé!

1. Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thủy

Trước khi xây nhà nên xem tuổi và hướng nhà theo Phong thủy. Dân gian có câu: ‘Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam’ tựa như một lời đúc kết cho hai việc lớn nhất của đời người vậy. Lựa chọn hướng nhà phù hợp sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. Giúp gia đình hòa thuận, quan hệ xã hội tốt đẹp, tài lộc, sức khỏe dồi dào, thăng tiến…

Xem thêm Tuổi tốt xây nhà năm Tân Sửu 2021 theo phong thuỷ

2. Các loại chi phí

Xem thêm 10 loại chi phí xây nhà.

Chi phí xây nhà có rất nhiều khoản. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ, ghi ra từng hạng mục để tránh thiếu sót. Đặc biệt, hầu hết công trình nào cũng phát sinh chi phí. Bạn nên dự trù thêm 20-30% số tiền trên tổng ngân sách. Phòng trường hợp đội thêm chi phí bạn cũng không lo vay mượn. Hiện nay với dịch vụ thiết kế và thi công trọn gói bạn không cần lo về khoản phát sinh. Bởi công ty thi công đã bao trọn gói.

Ngoài khoản dự phòng, bạn cần có giải pháp khác. Ví dụ, nếu ngân sách phát sinh quá cao bạn sẽ xoay xở bằng cách nào? Bạn có thể vay mượn từ gia đình, những người thân và bạn bè. Hãy thử liên hệ các nguồn có thể vay và khả năng chi trả. Nếu không thể vay mượn bạn bẻ, người thân, bạn có thể vay ngân hàng. Nhưng cần tính toán cẩn thận tránh tình trạng lãi suất cao mà không có khả năng chi trả.

3. Tham khảo phong cách thiết kế ngoại thất, nội thất trước khi xây nhà

Đọc thêm 12 phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất hiện nay.

Phong cách thiết kế nội thất là điểm nhấn quan trọng của ngôi nhà. Do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu vào thiết kế và xây dựng. Bạn có thể tham khảo nhà của bạn bè, người thân, hàng xóm. Hoặc các sách báo chuyên ngành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất. Càng tham khảo nhiều càng dễ hình dung ra ngôi nhà lý tưởng.

Phong cách thiết kế nội thất là điểm nhấn quan trọng của ngôi nhà. Do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu vào thiết kế và xây dựng. Bạn có thể tham khảo nhà của bạn bè, người thân, hàng xóm.

Lưu ý! Đừng quá tham lam gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn. Bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư, người có chuyên môn. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên. Bạn có thể sẽ cần đến chúng để hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.

4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình

Xây nhà là để tất cả thành viên có không gian sống thoải mái hơn. Vì vậy hãy trao đổi với mọi người trước khi quyết định. Vừa giữ hòa khí trong gia đình, vừa tránh xảy ra bất đồng, cãi vã. Ngôi nhà lý tưởng là bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người. Đối với không gian riêng, hãy để mỗi người tự sắp xếp và thiết kế không gian đó.

5. Xác định vị thế của bạn

Bạn là chủ đầu tư, là người chi trả các chi phí cho ngôi nhà của mình. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền quyết định. Nhưng bạn cũng cần tôn trọng ý tưởng của kiến trúc sư và đội ngũ thực hiện. Thứ nhất vì họ là người có chuyên môn hơn bạn. Thứ hai là để kết quả mĩ mãn thì quá trình hợp tác cần “dĩ hòa vi quý”. Việc xác định vị thế giúp bạn có cách thức, thái độ làm việc tốt với công ty xây dựng.

6. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện:
– Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý (GCNQSD đất hoặc GCNQSD đất và QSH tài sản gắn liền đất do CQNN có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng.
– Trường hợp đất dự án thì phải được BDA cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.
– Phải có hồ sơ thiết kế XPXD của đơn vị có tư cách pháp nhân & có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình
– Đối với nhà ở không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo UBND phường sở tại kế hoạch xây dựng.
– Thực hiện thủ tục hoàn công để hợp thức hóa ngôi nhà của bạn.

Chuẩn bị các thủ tục pháp lý khi xây nhà trọn gói

Đọc thêm Thủ tục hoàn công nhà ở chi tiết từ a-z mới nhất 2021

7. Tìm kiếm đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất chuyên nghiệp

Đọc thêm Xây nhà phố: 7 kinh nghiệm đắt giá chọn công ty uy tín

Chọn kiến trúc sư: Một kiến trúc sư giỏi sẽ hiện thực hóa ngôi nhà trong mơ của bạn. Họ sẽ cho bạn những tư vấn hữu ích, tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Dung hòa giữa ý tưởng và thực tế. Đảm bảo công năng, hợp phong thủy trong phạm vi ngân sách bạn đưa ra. Ngoài ra, kiến trúc sư giỏi là người sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực. Tránh những sai lầm có thể mắc phải…

Nhà thiết kế nội thất: Khâu này đã có ý tưởng từ khi ngôi nhà mới hình thành. Nhưng chỉ được thực hiện sau khi xây xong phần thô. Nhà tư vấn nội thất sẽ giúp bạn lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp. Giúp không gian sống tiện nghi và thẩm mỹ. Và tất nhiên, thiết kế nội thất cũng phải xem xét phòng thủy. Đảm bảo sức khỏe, may mắn và tài lộc cho cả gia đình.

Đọc thêm Tổng hợp những điều cấm kỵ khi xây nhà, nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách

8. Lựa chọn công ty xây dựng

Hiện nay có khá nhiều công ty xây dựng với đa dạng dịch vụ thiết kế thi công trọn gói. Để có lựa chọn khách quan, bạn cần lưu ý 3 điểm sau:

  1. Tham khảo, lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh. Trước khi xây nhà hãy tìm đến bạn bè, người thân, những người đã xây nhà trước đó. Họ sẽ chia sẻ chân thành những kinh nghiệm xương máu khi xây nha. Tiếp theo bạn hãy tìm xem phản hồi của khách hàng của công ty xây dựng đó. Bởi chia sẻ của họ sẽ khách quan hơn rất nhiều so với quảng cáo của công ty. Từ những kinh nghiệm đó bạn sẽ tránh được sai lầm khi xây nhà.
  2. Xem hồ sơ năng lực của công ty xây dựng. Đặc biệt chú ý các công trình đã từng thi công, thiết kế. Dành thời gian xem website, fanpage…để xem những hoạt động của họ. Đồng thời kiểm tra tình trạng hoạt động của công ty, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề…
  3. Hợp đồng xây dựng. Hãy đọc thật kỹ từng điều khoản, quyền và nghĩa vụ cũng như cam kết. Đặc biệt lưu ý bảng báo giá, quy cách kết cấu, chủng loại vật tư trong phụ lục. Bạn là chủ đầu tư nên đừng ngần ngại thắc mắc những chỗ mập mờ. Tốt nhất nên nghiên cứu hợp đồng cùng một vài người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm xây nhà.

9. Giám sát công trình

Dù bạn đã chọn dịch vụ thiết kế thi công trọn gói nhưng cũng đừng quên giám sát công trình. Tốt hơn hết, bạn nên tìm người đáng tin cậy có chuyên môn dành thời gian giám sát. Bởi người đó sẽ hiểu rõ các công việc mà nhà thầu thực hiện. Nhằm đảm bảo tiến độ thi công và đúng kỹ thuật.

10. Nắm tình hình vật liệu

– Nếu bạn chọn dịch vụ thiết kế thi công trọn gói thì sẽ giảm bớt lo lắng cho khoản này. Bởi công ty xây dựng đã tư vấn và báo giá khá tốt cho bạn. Còn nếu bạn muốn tự chọn để tiết kiệm chi phí thì nên tham khảo giá cả ở các đại lý vật liệu xây dựng. Đại lý tốt nhất nên gần địa điểm xây nhà hay tiện đường và giảm chi phí cho việc vận chuyển. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng.

11. Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công

– Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nên trước khi khởi công xây dựng cần chọn ngày lành, giờ hoàng đạo, hợp tuổi gia chủ, hợp với xây cất để làm lễ động thổ.
– Trình tự và phẩm vật cúng tuỳ theo tập tục địa phương, tốt nhất gia chủ nên tham khảo người am hiểu về phong thuỷ, địa lý và các bậc cao niên. Có thể tham khảo
– Sau khi làm lễ, gia chủ (hoặc người hợp tuổi) là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ đào.

12. Chuẩn bị mặt bằng

– Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm: làm sạch, phát quang mặt đất; giải toả nhà & kết cấu XD cũ, vận chuyển phế thải đổ đi.
– Thuê và dọn nhà sang chỗ ở tạm nếu xây dựng trên nền nhà cũ.
– Tập kết vật liệu, lán trại cho công nhân, hàng rào che chắn công trình.
– Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng.
– Công tác chuẩn bị mặt bằng thường không thể hiện trong hồ sơ thiết kế, vì vậy công tác này phải được thoả thuận thống nhất do bên nào thực hiện.

13. Xây dựng phần thô.

– Xây dựng phần thô gồm các công việc xây dựng phần chân đế và bộ khung chính công trình:
– Công tác làm nền móng bao gồm: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (đóng cọc BTCT hoặc cừ tràm), gia công thép móng và đổ bê tông móng. Móng nhà dân dụng thường là: móng đơn (móng cóc), móng băng, móng bè (thường cho công trình lớn hoặc nhà có tầng hầm).
– Phần khung nhà gồm 5 thành phần chính: cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà & cầu thang.
– Đan thép, ghép cốp pha phải theo đúng yêu cầu bản vẽ kết cấu & quy chuẩn XD.
– Rút cốp pha cần lưu ý thời gian ngưng kết của bêtông phải đủ tuổi.
– Xây tường thẳng, đều, vữa đủ độ kết dính & chống thấm ướt.
– Lắp đặt các cấu kiện ngầm và các ống bảo hộ ngầm.
– Mac bê tong và Mac vữa phải theo hồ sơ thiết kế và tuân theo TCXD Việt Nam.

14. Hoàn thiện nhà

Khi xây xong phần thô là lúc bạn bắt tay vào việc hoàn thiện phong cách ngôi nhà. Nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp… cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.

15. Sử dụng & các vấn đề bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.

– Sau khi hoàn tất, căn nhà được đưa vào sử dụng theo mục đích thiết kế ban đầu.
– Việc sử dụng sai mục đích sẽ làm biến đổi các thành phần cấu kiện dễ dẫn đến những hư hỏng khó lường. Trong quá trình ở, cần thường xuyên bảo dưỡng, chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng căn nhà như: thời tiết, công năng sử dụng, tác động các công trình kề bên.
– Ngôi nhà là nơi đón ta trở về sau những khó khăn và mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả, là nơi để ta thưởng thức những phút bình yên, nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình. Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu “Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà”. Qua đó có thể nhận thấy tầm quan trọng vô cùng của việc xây dựng nơi ở của mỗi người. Một ngôi nhà lý tưởng đòi hỏi 4 yếu tố chính: tính thẩm mỹ, tính tiện dụng, tính kinh tế và tính bền vững. 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 140 Đường số 3, Khu nhà ở cán bộ – giảng viên trường Đại học Cần Thơ, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0907 586 605 (Mr. Hoạt)0367 379 999 (Mr. Hoạt)

Website: nhamientay.vn

Facebook: www.facebook.com/xaydungnhamientay